Tiêu chuẩn MIL-STD-810 ( Tiêu chuẩn về độ bền quân đội) – LapCity
Chào mừng bạn đến với tin tức game toàn cầu trong bài viết về Tieu chuan do ben mil std 810 la gi day co phai la yeu to quan trong de chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Như các bạn đã biết các hãng máy tính hiện nay có mặt trên thị trường dù ít dù nhiều đều trải qua các bài kiểm tra về độ bền và độ tin cậy trước khi được ra mắt trên thị trường. Và để có thể đo lượng được hệ thống về tiêu chuẩn độ bền chúng ta thường biết đến một tiêu chuẩn MIL-STD-810. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiêu về tiêu chuẩn này nhé!
1. MIL-STD-810 là gì ?
MIL-STD-810 ( United States Military Standard 810) là một trong bài test về mặt độ bền đòi hỏi sản phẩm trải qua nhiều điều kiện khác nhau môi trường bao gồm: độ cao, nhiệt độ thay đổi, kiểm tra độ rung vật lý, rơi va đập thiết kế phù hợp với cuộc sống hiện đại. Trước đây chúng ta thường nghe đến chuẩn MIL-STD-810G nhưng hiện nay chuẩn quân đội MIL-STD-810H đang là tiêu chuẩn mới nhất. Sau khi vượt qua những bài test thì sản phẩm này sẽ được đánh dấu đạt tiêu chuẩn và chứng nhân khi ra mắt trê n thị trường. Các tiêu chuẩn này đưa ra vô cùng nghiệm ngặt – bản chất của chúng dành cho vũ khí, máy móc, … để kiểm tra chất lượng dành cho quân đội.
2. Các loại tiêu chuẩn quân đội MIL-STD-810
Thực tế, có nhiều chuẩn quân đội MIL_STD-810 đã được ra đời nhằm để có thể test độ chính xác về độ bền các sản phẩm không chỉ laptop mà còn nhiều các sản phẩm khác người dùng như điện thoại, ….. Dưới đây là tổng hợp về các các tiêu chuẩn quân đội về độ bền:
Version of MIL-STD-810 Date MIL-STD-810 14 June 1962 MIL-STD-810A 23 June 1964 MIL-STD-810B 15 June 1967 MIL-STD-810C 3 October 1975 MIL-STD-810D 19 July 1983 MIL-STD-810E 14 July 1989 MIL-STD-810F 1 January 2000 MIL-STD-810G 31 October 2008 MIL-STD-810H 31 January 2019
3. Các bài thử nghiệm MIL-STD-810
Để có thể đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về độ bền và đạt được tiêu chuẩn MIL-STD-810 thì sản phẩm phải trải qua 29 bài thử nghiệm, bao gồm:
- Test Method 500.6 Áp suất thấp
- Test Method 501.6 Nhiệt độ cao
- Test Method 502.6 Nhiệt độ thấp
- Test Method 503.6 Sốc nhiệt
- Test Method 504.2 Dùng dung dịch có tính dễ cháy
- Test Method 505.6 Giả lập bức xạ mặt trời
- Test Method 506.6 Mưa
- Test Method 507.6 Làm ẩm
- Test Method 508.7 Nhiểm khuẩn bởi nấm
- Test Method 509.6 Tạo sương muối
- Test Method 510.6 Cát và bụi
- Test Method 511.6 Giả lập trong môi trường dễ gây nổ
- Test Method 512.6 Ngâm nước
- Test Method 513.7 Thử nghiệm gia tốc (di chuyển mạnh trên thanh trượt)
- Test Method 514.7 Rung
- Test Method 515.7 Nhiễm tạp âm
- Test Method 516.7 Sốc
- Test Method 517.2 Sốc pháo hoa – là cú sốc xảy ra tác động sau một vụ nổ
- Test Method 518.2 Nhiễm axit
- Test Method 519.7 Gunfire shock
- Test Method 520.4 Test lại nhiệt độ, làm ẩm, rung, rơi tự do
- Test Method 521.4 Đóng băng, giả lập mưa băng
- Test Method 522.2 Sốc bởi đạn bắn ra
- Test Method 523.4 Rung ồn, tạp âm
- Test Method 524.1 Đóng băng và để tan
- Test Method 525.1 Thử nghiệm tính toàn vẹn của tín hiệu (Time Waveform Replication)
- Test Method 526.1 Va chạm trên đường ray xe lửa
- Test Method 527.1 Test rung, sốc, trong nhiều trường hợp thêm một lần nữa
- Test Method 528.1 Test rung bên trong thiết bị đặc biệt của tàu Hải Quân theo 2 trường hợp bên trong và bên ngoài môi trườg thực tế.
- Lưu ý; Các bài thử nghiệm mô phỏng các tác động của môi trường tuy nhiên theo khẳng định, việc mô phỏng chưa thể đánh giá hoàn toàn các điều kiện thực tế, vẫn tồn tại sai lệch.
Chủ yếu các bài kiểm tra để đánh giá chặt chẽ cho các sản phẩm như vũ khí, máy móc,…. Thuộc quân đội. Còn với các sản phẩm như laptop, điện thoại chúng không cần phải trải qua đầy đủ các bài kiểm tra và hiện nhiên một số bài kiểm tra sẽ kiểm tra ở mức độ khác so với sản phẩm dành cho quân đội.
4. Tại sao tiêu chuẩn này áp dụng trên laptop ?
Với người dùng ở các điều kiện khi hậu vô cùng khác nhau khi sản phẩm này được bán trên toàn cầu thì tiêu chuẩn MIL-STD-810 đảm bảo máy hoạt động tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng như các tác động từ phía người dùng trong thời gian sử dụng.
Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều thương hiệu laptop sử dụng tiêu chuẩn này để đánh giá độ bền sản phẩm có thể kể đến Asus, Dell, Acer, …. Tuy hiện nay tiêu chuẩn này đã có một số hãng áp dụng nhưng đa phần cá thương hiệu máy tính hiện nay không sử dụng tiêu chuẩn này. Giả dụ, tiêu chuẩn mới nhất MIL-STD-810H đòi hỏi nhiều về thiết kế và linh kiên khiến sản phẩm có giá vô cùng đắt đó và khó lòng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng cơ bản. Đặc biệt, các dòng máy tính phổ thông thì tiêu chuẩn này không thể nào đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng nên đây là một trong trở ngại lớn nhất khiến tiêu chuẩn này hiện cũng rất ít hãng áp dụng. Tuy nhiên tiêu chuẩn MIL-STD-810G đang áp dụng nhiều hơn đánh giá độ bền các sản phẩm, chúng ta hy vọng trong tương lai gần thì tiêu chuẩn MIL-STD-810H cũng sẽ được áp dụng nhiều hơn nữa thực tế.
Qua bài viết trên, Lapcity hy vọng có thể giúp các bạn có thêm hiểu biết về tiêu chuẩn MIL-STD-810. Ngoài ra, các bạn có thể để lại thông tin tại Fanpage Lapcity để nhận được tư vấn giải đáp nhé!.