GIỚI THIỆU – UBND CAI BE – Tiền Giang
Chào mừng bạn đến với tin tức game toàn cầu trong bài viết về Cái bè ở đâu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Cái Bè là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang; Bắc giáp tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp; Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện Cai Lậy.
Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Cái Bè và 24 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu, Hoà Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hoà Khánh, Đông Hoà Hiệp, Hậu Thành, An Cư, Mỹ Hội.
Huyện có quốc lộ 1A chạy dọc từ Đông sang Tây dài 27 km; quốc lộ 30 dài 9 km từ ngã ba xã An Thái Trung đi Đồng Tháp. Ngoài ra, huyện còn có nhiều tỉnh lộ như các đường 861, 863, 865, 869, 875 với tổng chiều dài gần 60 km. Ngoài đường bộ, ở Cái Bè còn có các kênh rạch quan trọng gồm: rạch Cái Bè, rạch Cái Cối, rạch Bằng Lăng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, rạch Cổ Cò, rạch Trà Lọt, kênh 28, rạch Ruộng và hàng chục kinh, rạch lớn nhỏ khác, chằng chịt đan xen với tổng chiều dài trên 500 km.
Cái Bè là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Huyện nằm ở bờ Bắc của cầu Mỹ Thuận, cửa ngõ đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long; đất đai trù phú, kinh tế vườn phát triển mạnh với những đặc sản nổi tiếng như: bưởi lông Cổ Cò, xoài cát Hoà Lộc….; một số chợ trái cây lớn như An Hữu, Cái Bè, Mỹ Đức Tây, … Chợ nổi Cái Bè cũng là một trong những chợ đầu mối nông sản nổi tiếng ở miền Tây.
Về du lịch, Cái Bè phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, tham quan chợ nổi. Các di tích lịch sử văn hoá bao gồm: phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Tân Hưng), miếu Hà Dương Thủy Thần ở xã Hoà Khánh, đình Mỹ Lương, các di tích chiến thắng Á Rặc (xã Thiện Trí), chiến thắng đập Ông Tải (Hậu Mỹ Trinh), chiến thắng Thẻ 23 (xã Hội Cư) nhà cổ ở Đông Hoà Hiệp, cầu Mỹ Thuận…
* Lịch sử:
Cái Bè xưa vốn là lỵ sở của dinh Long Hồ. Chợ Cái Bè lập năm 1732, lúc đó gọi là chợ Long Hồ, nay là thị trấn Cái Bè. Ngày 12/3/1912, Pháp cho lập quận Cái Bè, thuộc tỉnh Mỹ Tho, gồm 3 tổng là: Phong Hoà (8 làng), Phong Phú (9 làng) và Lợi Thuận (8 làng). Ngày 01/01/1928, tổng Lợi Thuận được trả về Cai Lậy.
Thời Việt Nam Cộng Hoà, quận Cái Bè thuộc tỉnh Định Tường, các làng đổi thành xã, địa giới hành chánh của quận có một số thay đổi do tách một số xã chia cho quận Mỹ An của tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp). Năm 1961, quận Cái Bè đổi tên là Sùng Hiếu, thuộc tỉnh Mỹ Tho; tổng Phong Phú được giao về cho quận Giáo Đức, đổi lại, quận Cái Bè nhận tổng Lợi Thuận tách từ quận Khiêm Ích. Ngày 10/11/1964, quận lấy lại tên cũ là Cái Bè.
Sau 30/4/1975, Cái Bè là huyện của tỉnh Tiền Giang. Ngày 12/4/1979, địa giới hành chính của huyện được điều chỉnh như sau:
– Chia xã Hậu Mỹ Nam thành 2 xã: Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ Trinh.
– Chia xã Hậu Mỹ Bắc thành 2 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc Ba.
– Chia xã Mỹ Thiện thành 2 xã: Thiện Trí và Thiện Trung.
– Chia xã Thanh Hưng thành 2 xã: Tân Thạnh và Tân Hưng.
– Chia xã Mỹ Lợi thành 2 xã: Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B.
Ngày 09/12/2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 154/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, chia xã Hội Cư thuộc huyện Cái Bè thành xã An Cư và xã Mỹ Hội; xã An Cư có 1.142,81 ha diện tích tự nhiên và 13.733 nhân khẩu; xã Mỹ Hội có 1.377,23 ha diện tích tự nhiên và 7.442 nhân khẩu.
Huyện Cái Bè hiện nay có 25 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn Cái Bè và 24 xã: Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Tân, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Tân Hưng, Tân Thanh, An Thái Trung, An Thái Đông, An Hữu, Hoà Hưng, Mỹ Lương, Thiện Trung, Thiện Trí, Hoà Khánh, Đông Hoà Hiệp, Hậu Thành, An Cư, Mỹ Hội.
caibe.tiengiang.gov.vn